Thứ Bảy, 26 tháng 7, 2014

Chuyện ngày xưa




Ngày xưa, mình yêu nhau cũng mùa hè rực trời hoa phượng đỏ. Ngây thơ làm sao mối tình đầu đời thuở nhỏ! Mang theo sự lãng mạn hồn nhiên trong trắng tuổi học trò; tuổi vô tư chẳng gợn chút buồn lo. Chỉ có sự nôn nao với tâm trạng nhiều bỡ ngỡ trong những lần hẹn hò gặp gỡ buổi ban đầu.
Ngày tháng qua đi, mình yêu nhau được bao lâu? Em vô cớ hay dỗi hờn, trách móc. Những buổi hẹn hò chỉ mình anh đợi chờ đơn độc. Thỉnh thoảng đôi lần được gặp, anh nóng tính nặng lời. Em lặng thinh để nước mắt tuôn rơi.
        Ngày xưa, anh thường bảo nếu lòng buồn hãy khóc nhiều đi em ơi. Chừng nào hồ lệ cạn thì là thương nhớ vơi. Nhưng em đâu biết rằng giữa dòng đời xuôi ngược, anh bây giờ khô nước mắt lòng càng vương thương nhiều.
 
        Thôi thì cũng đã qua rồi một tình yêu. Trên cõi đời nào ai lường trước được những điều ngang trái. Dẫu lời nói chân thành hay đầu môi chót lưỡi rồi gió cũng cuốn bay. Anh âm thầm góp gom kỷ niệm của một thời vụng dại để một mình hoài niệm bóng hình xa. Một mai nắng tắt, trăng tà. Biết ai còn giữ giùm ta chút tình…?



Ngô Chí Trung

Chủ Nhật, 13 tháng 7, 2014

Người về



Người thương binh trở về.
Thấp thoáng trên đường quê.
Dép mòn quai.
Bạc màu manh áo trận.
Trước mặt anh, cánh đồng lúa trải dài xanh bất tận.
Bừng lên sức sống quê hương.
Anh trở về với làng xóm thân thương.
Bằng hình hài không nguyên vẹn.
Xoa vết thương mà nghe lòng xót nghẹn.
Nhớ đồng đội hy sinh nằm lại chiến trường.
Bảo vệ biên cương, chủ quyền Tổ quốc.

 Buổi ấy ra đi, bất chấp hiểm nguy.
Gian khổ chẳng sờn.
Tiến bước dưới quân kỳ thề bảo vệ giang sơn.
Đem nhiệt huyết tuổi xuân với kẻ thù quyết chiến.
Thân làm trai khi sơn hà nguy biến.
Phận nam nhi phải trả nợ tang bồng.
Trông giặc thù gây đau thương xương trắng máu hồng.
Nhìn Ba Chúc(*) điêu linh hoang tàn cơn khói lửa.
Căm hờn chất chứa.
Tiếng đạn nổ vang rền.
Cái chết bất thần sau trước, hai bên.
Đồng đội ngã máu thắm vào đất mẹ.
Các anh nằm xuống khi tuổi đời rất trẻ.
Để mẹ già mòn mỏi ngóng mong con.
Có người vợ, người yêu chờ đợi héo hon.
Đừng trách, mẹ ơi! Con đền xong nợ nước.
Có chiến thắng nào không hy sinh, mất mát!
Đừng buồn, em ơi! Chẳng thể nào làm khác.
Khi biên cương vẫn còn bóng giặc thù.
Qua bão dông, cây non rồi sẽ mọc.
Đất nước thanh bình lại dịu ngọt lời ru.

Chiến tranh đã lùi xa.
Ngày tháng đi qua theo dòng lịch sử.
Đời người chỉ sống một lần.
Có tuổi tên trở thành bất tử.
Những chiến công mãi mãi âm vang.
Mặc đời sau thiên hạ luận bàn.

Người thương binh về lại với quê hương.
 Giữa những bon chen, tính toán tầm thường.
Nhân ngày thương binh liệt sĩ.
Xin thắp một nén hương:
Kẻ còn lại, áo hồ thỉ dãi dầu vương cát bụi.
Người hy sinh, chí tang bồng chưa thoả ngậm ngùi thương.




Ngô Chí Trung


(*) Thị trấn Ba Chúc thuộc huyện Tri Tôn tỉnh An Giang, nơi bọn Khmer Đỏ - Pôn Pốt thảm sát 3.157 người dân Việt Nam vô tội vào tháng 4 năm 1978. Phần lớn là phụ nữ, người già và trẻ em.


Thứ Hai, 7 tháng 7, 2014

Lặng thầm




Lặng thầm ngồi đếm giọt mưa.
Lặng thầm buồn nhớ người xưa xa rồi.
Lặng thầm gặm nhấm đơn côi.
Lặng thầm nghe mảnh hồn trôi bên đời.
Lặng thầm trâm gãy bình rơi.
Lặng thầm kỷ niệm một thời phôi pha.
Lặng thầm đợi bước chân xa.
Lặng thầm tháng lụn ngày qua, thở dài.
Lặng thầm biết tỏ cùng ai.
Lặng thầm duyên lỡ tình phai… Lặng thầm!
 


Ngô Chí Trung

Thứ Sáu, 4 tháng 7, 2014

Ngẫm về “vạ bút, vạ thơ”




        Nói về tai vạ, người ta thường liên tưởng đến thiên tai, địch hoạ là những rủi ro xảy đến ngoài ý muốn do thời tiết thiên nhiên, do chiến tranh… Nhưng ở đời cũng còn một loại hoạ nữa là cái “hoạ văn thơ” đôi khi nó làm cho người viết “lên bờ xuống ruộng”, thậm chí dẫn đến mất mạng như chơi.
        Ở đây tôi không nói đến những bài viết về chính trị, những bài có ý xuyên tạc, chống đối chế độ. Bởi vì tôi không thích bàn về  “quốc sự”; hơn nữa, mỗi quốc gia dù theo chế độ nào cũng có luật pháp bảo vệ thể chế đó. Nếu vi phạm thì sẽ bị luật điều chỉnh, đó là lẽ đương nhiên.
        Tôi yêu thích thơ văn, đọc nhiều văn thơ, thưởng thức, cảm thụ những cảm xúc mà tác giả chuyển tải. Tuy nhiên, tôi cũng thấy sự cố văn chương – “vạ bút” – xưa nay không hiếm. Bởi lẽ, một tác phẩm khi người này đọc thì thấy nội dung thuần tuý cảm xúc đời thường, nhưng với một số người khác thì họ suy diễn rồi quy chụp lung tung. Và thế là tai vạ… đến nỗi nhà văn Trần Nhã Thuỵ từng nói làm thơ cũng là một nghề nguy hiểm!
        Trong lịch sử có ghi lại bài thơ “giết người” của Nguyễn Văn Thuyên là con của tiền quân Nguyễn Văn Thành, một trong những vị khai quốc công thần của vua Gia Long triều Nguyễn. Bài thơ như sau: (đã dịch qua Hán Việt)
Văn đạo ái châu đa tuấn kiệt
Hư hoài trắc địa dục cầu ti
Vô tâm cửu bảo Kinh Sơn phác
Thiện tướng phương chi Ký Bắc kỳ
U cốc hữu hương thiên lý viễn
Cao cương minh phượng cửu cao tri
Thử hồi nhược đắc sơn trung tể
Tá  ngã kinh luân chuyển hóa ky

Dịch nghĩa là:
Ái- châu nghe nói lắm người hay
Ao ước cầu hiền đã bấy nay
Ngọc phác Kinh- Sơn tài sẵn có
Ngựa Kỳ Ký- bắc biết lâu thay
Mùi hương hang tối xa nghìn dặm
Tiếng phượng gò cao suốt chín (tầng) mây
Sơn tể phen này dù gặp gỡ
Giúp nhau xoay- đổi hội cơ này
        Một số người vốn có tị hiềm với ông dựa vào hai câu thơ cuối của bài thơ mà lập luận, suy đoán, thêu dệt thành ý phản loạn, truất ngôi vua. Mọi việc kêu oan của ông đều không được Gia Long minh xét. Ông nói với Thống chế Thị Trung lúc bấy giờ là Hoàng Công Lý: “Án đã xong rồi vua bắt bề tôi chết, bề tôi không chết, không phải là trung”. Ông buộc phải uống thuốc độc tự tử trong ngục vào năm Đinh Sửu  (1817), hưởng thọ sáu mươi tuổi. Con trai ông là Nguyễn Văn Thuyên thì bị xử án chém.
        Đó là chuyện của thời phong kiến. Nhưng thời đại ngày nay cũng còn lắm chuyện trái ngang.
        Nhớ một dạo bài thơ “Gửi nắng cho em” của tác giả Bùi Văn Dung đăng trên báo Sài Gòn Giải Phóng, được Nhạc sĩ Phạm Tuyên phổ nhạc, danh ca Đài TNVN hát...bài hát đi vào lòng người  dâng trào khắp nơi:
 Gửi nắng cho em                            
Anh ở trong này chưa thấy mùa đông
Nắng vẫn đỏ, mận hồng đào cuối vụ
Trời Sài Gòn xanh cao như quyến rũ
Thật diệu kỳ là mùa đông phương Nam

Muốn gửi ra em một chút nắng vàng
Thương cái rét của thợ cày, thợ cấy
Nên cứ muốn chia nắng đều cho ngoài ấy
Có tình thương tha thiết của trong này

Anh hiểu sức vươn của những cành đào
Qua giá rét vẫn đỏ hoa ngày tết
Như cây thông vững vàng trong giá rét
Em hãy làm cây thông xanh nghe em

Khi hai miền cùng vào một vụ chiêm
Hai vựa thóc cùng nặng tình của đất
Cùng vào mùa một ngày vui thống nhất
Hơn lúc nào anh hiểu thấu lòng em

Gửi nắng cho em, gửi nắng cho em
Gửi nắng về sưởi ấm những bàn tay

        Ông Dung cho hay, ông nhập ngũ năm 1962, làm lính pháo binh, đến năm 1967, làm chính trị viên đại đội thì được vào chiến trường miền Nam chiến đấu liên tục đến ngày thống nhất đất nước.

   “Đó là buổi trưa ngày 17.12.1975, Sài Gòn nắng lắm, nắng rực rỡ. Chúng tôi bận quần xà lỏn, áo may ô ăn cơm trưa. Ăn xong, ngồi uống nước nghe bản tin dự báo thời tiết thấy miền trung du Bắc bộ bị ảnh hưởng gió mùa đông bắc, nhiệt độ xuống tới 5 độ C. Tôi nhớ đến nhà tôi, một nông dân tần tảo. Giờ này, chắc nhà tôi vẫn còn trên ruộng cấy. Chúng tôi cưới nhau năm 1965, tới năm 1967 thì tôi đi vào Nam và chưa một lần được về thăm nhà. Tôi bần thần… các câu thơ cứ bật ra dần dần…” Ông Dung nhớ lại.
  Buổi trưa hôm ấy, tôi không ngủ. Đến giờ làm việc, tôi lên nhà ban chỉ huy, lấy điện thoại điện cho nhà báo Cung Văn (lúc đó làm cho tờ Sài Gòn Giải Phóng) nói rằng, tôi vừa nghĩ ra một bài thơ mà tôi rất tâm đắc. Cung Văn bảo tôi đọc qua điện thoại nghe. Nghe xong, Cung Văn bảo tôi đọc lại để Cung Văn chép. Tôi bảo để tôi chép ra giấy, mai đem qua toà soạn nộp. Cung Văn bảo: “Mai báo đăng luôn, ông không cần mang bản thảo đến làm gì cho mất thì giờ”.

  Bài thơ Gửi nắng cho em được ra đời như thế. Và thượng uý Bùi Văn Dung cũng quên khuấy đi “đứa con tinh thần” của mình do công việc bộn bề của nhà binh. Một năm sau, thượng uý Dung ngồi uống cà phê ở bến cảng Nhà Rồng vào một buổi chiều, bỗng người bạn đập vào vai nhắc khẽ: “Này, bài thơ của mày được phổ nhạc đang được hát trên loa truyền thanh kia kìa!” Bùi Văn Dung lắng nghe và vui mừng khôn xiết. “Tôi không ngờ, bài thơ, giờ lại được một nhạc sĩ nổi tiếng Phạm Tuyên phổ nhạc”, ông Dung kể lại.

        Một buổi tối mùa đông năm 1981, bấy giờ ông Dung mang hàm trung tá, trong một dịp về Hà Nội họp, Bùi Văn Dung đã tìm gặp nhạc sĩ Phạm Tuyên tại một căn nhà nhỏ tại phường Khương Thượng, quận Thanh Xuân. Đây là cuộc gặp đầu tiên của tác giả thơ và tác giả nhạc sau năm năm, khi ca khúc được phổ biến. Nhạc sĩ Phạm Tuyên vui mừng khôn xiết vì ông cứ nghĩ ông Dung phải là nhà thơ có tiếng trong… Sài Gòn. Rồi ông Tuyên nhìn trung tá Dung thở dài, nói: “Bài hát đã ngưng phổ biến, Dung có biết lý do gì không?” Ông Dung nói: “Em có nghe vì đã chạm đến vấn đề chính trị. Khổ quá, em viết thật lòng vì thương vợ em, thương những thợ cày, thợ cấy vất vả trong mùa đông xứ Bắc”. Ông Tuyên lẳng lặng vào buồng trong, lục tủ đưa cho Bùi Văn Dung một tập giấy, đó là những lá thư và đơn yêu cầu đài Tiếng nói Việt Nam ngưng phát bài hát Gửi nắng cho em.
        Thời tiết thiên nhiên đất nước mình nó như thế, khi mùa đông, ngoài Bắc có rét đậm thì Sài Gòn trong Nam vẫn nắng hồng rực rỡ. Tình cảm chân thành thể hiện lên bài thơ hết sức bình thường. Vậy mà xảy ra rắc rối với lý do cũng hết sức lãng xẹt: … Sài Gòn là nơi hơn 30 năm thực dân mới cai trị, vừa mới giải phóng lại “gửi nắng” ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa là sao?. “Nắng” là gì, là ánh sáng. Sao lại để có chuyện ánh sáng được gửi từ nơi đã từng được coi là vùng tăm tối một thời ra miền Bắc xã hội chủ nghĩa được”.

        Bó tay! Cũng may, sau năm 1983 bài hát và bài thơ đã được phổ biến trở lại.

        Ở Phú Yên, nhà thơ Trần Huiền Ân khi đăng bài thơ Khúc hát ngày về trên báo Phú Yên lại bị “dợt” là nói xấu quê hương. Sự thật thì bài thơ không có gì là xấu cả, chỉ có một chữ khiến lãnh đạo “khó hiểu” dẫn đến suy diễn: “Ta trở về bên dòng suối rách/ Vóc nước lên kỳ cọ mặt mày”. “Suối rách” là suối gì? Phải chăng bảo quê hương là… rách nát? Xin thưa là không phải. Nhà thơ đang tả một con suối mùa hè, chỗ khô cạn, chỗ loang lổ nhìn như đang bị… rách. Một cách dùng từ khá táo bạo, nhưng lại gần gũi.
Chưa hết bài thơ Ngọn cỏ tịch điền của Trần Huiền Ân cũng bị suy diễn là nói về “vùng đất chết” (tịch là chết/ điền là đất) Trong khi đó đây là một bài thơ đầy cảm xúc, nói về hình ảnh một con trâu già trong buổi cày tịch điền (ngày xưa, vào ngày xuân vua xuống ruộng cày vài đường để khích lệ lòng dân gọi là lễ tịch điền). Thế là Trần Huiền Ân được “mời” đến để “trao đổi với tác giả”.
Viết đến đây tôi chợt nghĩ đọc thơ mà suy diễn kiểu này thì hết biết, nhưng cũng chng trách, bi có mt giáo sư văn hc hn hoi gii thích câu thơ ca Thôi H (trong sách văn hc lp 11, nxb Giáo Dc năm 1993): đào hoa y cu tiếu đông phong = cánh hoa đào t năm ngoái đã khô trên cành đến nay vn còn treo lng lng, cười vi gió đông!? (nguyên văn bài thơ: Kh niên kim nht th môn trung/Nhân din đào hoa tương ánh hng/Nhân din bt tri hà x kh/Đào hoa y cu tiếu đông phong). Ch xưa, tích xưa mà gii thích như vy thì nay, trách chi có người kêu Lão T = chết già, T L = chết ngoài đường, T Cng = chết dưới cng dưới lù, Trang T = người chết th trên trang… cũng không sai. Hay như câu: Chiu chiu ra đng lu tây/ Thy cô gánh nước tưới cây ngô đng, rt có th s được gii thích rng: gánh nước tưới cây ngô đng = gánh nước tưới cây ngô (cây bp) ngoài đng rung!?

 C theo đà này, thì hai câu: Ngô đng nht dip lc/ Thiên h cng tri thu s được gii nghĩa là: ngô đng = bp ngoài đng rung / nht dip lc = có được dp vui mng / thiên h cng = nhiu người hp li (hp tác xã) / tri thu = biết trước s được bi thu. Ri s cao hng dch thành thơ: Vui mng rung bp tr bông/ Phen này hp tác t là bi thu, thì tức cười chết đi mất. Ri Vit Nam, thi Lê trung hưng có đt ra phép Tĩnh đin là tha rung chung, tc ngoài phn rung ca mi cá nhân t canh tác, chính gia có mt phn rung chung mà mi người dân trong làng đu phi góp công sc cày cy, chăm sóc. Hoa li trên phn rung này s được dùng vào vic tế t hàng năm ca làng đó. Vy nhưng nếu không hiu v phong tc tp quán, l hi c truyn ca t tiên ngày xưa, t s gii thích ba bãi Tĩnh đin =  tha rung b hoang!?
        Hay như cui đi Trn, H Quý Ly khi lên ngôi đã đi quc hiu là Đi Ngu mà  li đi gii thích là ngu ln, ngu to, ngu quá là ngu thì ch còn có nước kêu tri.
        Trở lại câu chuyện, nhà thơ Trần Huiền Ân cho biết thêm: “Sau này cứ mỗi dịp tết nguyên đán Phó Chủ tịch nước Nguyễn Thị Doan cày tịch điền, rồi Chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết, Trương Tấn Sang cày tịch điền, mỗi lần TV chiếu cảnh này, bạn bè ở xa gọi điện thoại nói với tôi: Ông mở TV ra xem lãnh đạo nhà nước cày tịch điền. Hãy hỏi mấy ông ý kiến suy diễn kia có phải cày trên cánh đồng chết không?”
        Những vụ lùm xùm về thơ diễn ra ở Phú Yên nhiều đến mức địa phương này xuất hiện một bài vè: Phú Yên thi nạn diễn ca (khuyết danh) đến nay còn lưu truyền trong làng văn: Thuở Phú Yên nổi cơn gió bụi/ Khách văn chương nhiều nỗi gian truân…

        Gần đây, khoảng trung tuần tháng 8 năm 2012 tại tỉnh Đồng Nai cũng xảy ra chuyện lùm xùm quanh bài thơ Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân của tác giả Đàm Chu Văn –chuyên viên cao cấp Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai kiêm phó chủ tịch Hội Văn học nghệ thuật Đồng Nai, tổng biên tập tạp chí Văn Nghệ Đồng Nai. Bài thơ như sau:
        Lời những cây dầu cổ thụ ở trụ sở ủy ban nhân dân

Tuổi ta nhiều hơn tuổi các ủy ban
bao nhiêu lượt mùa xuân về không nhớ nữa
những tòa nhà cao tầng có thể cao hơn ta nhưng vẫn cần sự che chở của ta
ta ủ rừng đại ngàn trong từng thớ cây mạch rễ
ủ thời gian trong xạc xào tiếng lá
ủ niềm vui, nỗi buồn những sớm nắng chiều mưa...

Sông Đồng Nai dâng tuần tự nhịp mùa
trong tầng tầng nước kia có hàng triệu giấc mơ thao thức
ta nghiêng vào sóng nước
nước tràn lên ta vô tận thời gian
nghiêng vào mênh mang
mênh mang nói với ta bằng lời của nắng
thuở nai, mễn đàn đàn ran suối vắng
“tác...tác...” gọi bạn tình náo nức nhịp rừng sôi
lặng như cây cũng muốn góp lời
có một cánh bướm trắng đang đậu trên ngực ta vụng dại và tin cậy

Một sớm mai thức dậy
hơi phố thị ngạt ứ lồng ngực
bằng bản lĩnh của loài tứ thiết
những cánh tay xanh cố trỗi vượt lên cao...

Ta phải nghe những mặn nhạt cuộc đời bên ký ức xưa bầu bạn
nơi quản lý và sản sinh những buồn vui, số phận...
những thánh nhân bên cạnh những tầm thường
chợt khát thèm một sớm mù sương
không nhìn rõ mặt người
mơ màng
hi vọng.

ĐÀM CHU VĂN
(Nguồn: báo Văn Nghệ ngày 16-4-2011)
 
        Bài thơ đã từng được đăng trên báo Văn Nghệ số 16 ngày 16-4-2011. Nhưng ngày 2-7-2012, một nhà văn nữ trẻ đã gửi đến Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai một lá thư gọi là góp ý kiến (về việc phê bình tư tưởng và việc làm của đảng viên), trong đó có đoạn: “Cảm nhận ban đầu của tôi là bài thơ dùng nhiều từ ngữ hoa mỹ để nói thay một cái cây cổ thụ, song bên cạnh đó lại thể hiện quan điểm chính trị một cách định kiến, ám chỉ khá tuỳ tiện”… Bên cạnh thư góp ý kiến, Ban tuyên giáo Tỉnh uỷ Đồng Nai còn nhận được một “thư kiến nghị” nặc danh xung quanh bài thơ này. Theo“thư kiến nghị”  thì: “Ngay cái tựa cho bài thơ đã có ý đồ xấu”. Rồi người giấu tên viết tiếp: “Ông này ghê gớm thật! Ông ta mượn văn chương, mượn cây dầu để so sánh mình với UB, và công khai nói ra những lời coi thường chính quyền, coi thường địa phương, coi thường người đọc… Thực tế thì ai che chở ai đây? Ở gần trụ sở Ủy ban nhân dân tỉnh tôi cũng thấy vài cây dầu thật, nhưng so với tòa Ủy ban cao ngất, thì cây dầu chỉ thấp “đến nách” tòa nhà, vậy mà ông ta nói: Nhưng vẫn cần sự che chở của ta”. Có thật thế không?…”
        Đọc thơ và suy diễn thơ như thế nghĩ cũng là… siêu.
        Đầu tiên, phải nói về cái đầu đề bài thơ. Nếu đầu đề bài thơ là Lời những cây dầu cổ thụ ở nhà tôi chẳng hạn, thì sẽ không có vấn đề gì. Nhưng vì tác giả Đàm Chu Văn đã viết Lời những cây dầu cổ thụ trước ủy ban nhân dân, mới nên nỗi! Nhưng đọc kỹ, thì lời những cây dầu cổ thụ trước UBND (tỉnh Đồng Nai chẳng hạn) ấy có nói cái gì sai quấy đâu! Chỉ là những tâm sự, những trần tình, những nhắn gửi đầy yêu thương của một hay những cái cây “cao tuổi”. Khi đã là cây cổ thụ thì tuổi thọ có thể lớn hơn các ủy ban hay các tòa nhà cũng là chuyện bình thường. Chẳng lẽ, vì những cây dầu ấy hơn trăm năm tuổi, lớn tuổi hơn các tòa nhà, kể cả tòa nhà ủy ban, mà nó “có vấn đề”?
        Nếu bắt bẻ thơ theo kiểu đó, thì còn ai dám làm thơ nữa?
        Những ví dụ về suy diễn thơ không chỉ là bấy nhiêu đó, mà còn nhiều, nhiều lắm…
        Xưa, thi sĩ Nguyễn Bính từng cảm thán rằng: Nhất kiêng đừng lấy chồng thi sĩ/ Nghèo lắm con ơi, bạc lắm con! Nay, có lẽ thi sĩ không còn khổ vì nghèo, mà khổ vì bị… suy diễn! Và, hóa ra làm thơ cũng là một… nghề nguy hiểm! (Trần Nhã Thuỵ).
         Tôi chẳng phải là thi sĩ thi siệc gì cả. Tôi chỉ là một gã nhà quê, may mắn được cha mẹ nuôi ăn học biết đọc, biết viết. Đua đòi tập tọng lên “phây” chia sẻ với các bạn gần xa những cảm xúc riêng mình. Và tôi vẫn cứ nghêu ngao:
Gieo câu lục bát vu vơ.
Mặc ai chê trách, hững hờ, ghét thương…
Cũng rồi nhạt sắc phai hương.
Trăm năm một cuộc vô thường… vậy thôi!

 Nha Mân, ngày 5 tháng 7 năm 2014.


                            Ngô Chí Trung.