Người xưa có câu “sẩy chân còn hơn sẩy miệng”; ông bà ta cũng thường nói “bút sa gà chết” là có ý nhắc nhở nên thận trọng lời nói, khi viết để tránh những cái không hay xảy ra. Bởi vì chân không may có sẩy còn mong đỡ được, chứ lời đã nói ra, bút đã hạ rồi thì người nói, người viết sẽ phải chịu trách nhiệm về cái mà mình nói, mình viết.
Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao việc Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho 300 bài hát đã phổ biến từ lâu trong đó có cả bài Quốc ca. Thì ra bài Quốc ca nhân dân đã hát chui, hát lậu mấy chục năm nay, bây giờ mới được hát chính thức à!
Thời gian qua, trên các phương tiện thông tin đại chúng xôn xao việc Cục nghệ thuật biểu diễn cấp phép cho 300 bài hát đã phổ biến từ lâu trong đó có cả bài Quốc ca. Thì ra bài Quốc ca nhân dân đã hát chui, hát lậu mấy chục năm nay, bây giờ mới được hát chính thức à!
Tiếp theo là việc có một công văn đòi xử lý Chủ tịch Hiệp hội Du lịch Đà Nẳng nhưng chỉ hai ngày sau phải thu hồi của Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
Mặc dù đã được xin lỗi nhưng dư luận bức xúc vì lối hành xử thiếu chuyên nghiệp, không thể thuyết phục mọi người; đồng thời cũng ngán ngẩm cho “cái trình” của một số quan chức thực thi công vụ.
Mà thôi… Đó là việc của Nhà nước, xin miễn bàn.
Cách đây mấy hôm, tôi có đọc trên báo điện tử vietnamnet bài viết của tác giả Ngọc Trang – Diệu Bình tựa đề: Giai nhân Hà Thành tiết lộ về tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”. Theo bài báo thì bà Viên Thị Thuận năm nay 94 tuổi, hiện ở tại con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, là bạn học với T.T.Kh - là tác giả của bài thơ trên. Trích đoạn bài báo:
“Giai nhân tiết lộ sự thật về tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”
Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Lý (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Người bạn này của bà được mệnh danh là hoa khôi trường Đồng Khánh, xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Bà Viên Thị Thuận chia sẻ: “Cũng có thể trong lòng bà ấy đã có ý trung nhân nào khác nhưng ở thời kỳ nữ quyền vừa bắt đầu những bước đi đầu tiên, vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến thì việc dành tình cảm cho người con trai nào đó, dẫu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” là điều không thể. Nên khi phải về lấy chồng bà ấy rất buồn… Trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Lý đã sáng tác bài thơ ‘Hai sắc hoa ti gôn’ gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.
Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay. Hôm đó, bà Lý cùng tôi đến tòa soạn gửi bài thơ rồi đi thẳng nên chẳng ai tìm được tác giả”.
Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Lý từng đọc cho các bạn trong lớp nghe…”.
Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa bao giờ lên tiếng xác nhận.
Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” được bà Lý cất gọn trong kí ức.
Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn. (Hết trích)
Những người yêu thơ đều biết T.T.Kh là một câu chuyện chưa từng có trong lịch sử văn chương, về một thi sĩ bí ẩn tung lên thi đàn mấy bài thơ tình tuyệt tác làm ngẩn ngơ đọc giả rồi lặng lẽ biến mất trong sự bàng hoàng sửng sốt của người yêu thơ.
Bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” đăng ngày 23-9-1937 trên báo Tiểu thuyết thứ bảy đến nay đã 80 năm. Rất nhiều người tìm cách vén lên bức màn bí ẩn của câu chuyện. Tác giả Trần Đình Thu có loạt bài trên báo Thanh Niên những ngày cuối tháng 10-2005 tựa đề: “Đi tìm tác giả bí ẩn T.T.Kh” nhưng cũng chỉ nêu lên những giả định. Còn người yêu thơ vẫn luôn khát khao được biết sự thật : T.T.Kh là ai và trong tình huống nào mà sáng tác nên những áng thơ tình đặc sắc như vậy?
Nay đã có người xác nhận tác giả thật sự của những bài thơ kia thì thỏa lòng các nhà sưu tầm và đọc giả quá rồi còn gì! Một trang web sốt sắng tải nguyên si bài viết (xem tại đây) https://hoatienquan.wordpress.com/…/giai-nhan-ha-thanh-tie…/
Còn tôi thì viết bài “Đã tìm được tác giả bài thơ Hai sắc hoa ti gôn” định đưa lên trang Văn Thi Sỹ “khoe” cùng các bạn trong nhóm. Cẩn thận, tôi kiểm tra lại theo đường link địa chỉ bài báo để minh chứng là nói có sách. Nhưng có lẽ phóng viên báo muốn chơi nổi, giật tít câu view, nhét chữ vào mồm bà Thuận nên bị dư luận hoặc bà Thuận phản ứng hay sao ấy? Bài báo đã gỡ bỏ đoạn trích trên, chỉnh lại tựa và sửa đoạn văn ngắn gọn như sau (trích):
Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Trước khi về lấy chồng, ngày chia tay các bạn, bà bịn rịn hồi lâu rồi đọc bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” để bày tỏ nỗi niềm của mình về một cuộc hôn nhân không có tình yêu.
Dù là cuộc hôn nhân qua mai mối nhưng dường như cuộc đời bà Sứ lại vô cùng hạnh phúc. Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80.
Nguồn tại đây http://vietnamnet.vn/…/nu-sinh-dong-khanh-noi-ve-bai-tho-ha…
Qua đó mới thấy một số người viết báo bây giờ thiếu trách nhiệm với người đọc. Và người đọc nếu hấp tấp chia sẻ mà không kiểm chứng thông tin đôi khi vô tình tiếp tay loan truyền thông tin thất thiệt. Đây cũng là bài học cho thói hóng hớt của tôi.
Thôi thì… tám mươi năm qua kể từ ngày bài thơ Hai sắc hoa ti gôn xuất hiện trên văn đàn, bút danh T.T.Kh đã không muốn tiết lộ danh phận thì hãy để tác giả bài thơ này được bình yên trong cõi thơ!
(Giai thoại về sự ra đời của bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, tôi đã sưu tầm tổng hợp đăng trên Zing Blog. Bây giờ chuyển về tại đâyhttp://chitrungngo.blogspot.com/…/giai-thoai-ve-bai-tho-hai…).
Đây là một trong những bài thơ hay ở buổi ban đầu của một thời thơ mới và bài thơ sẽ còn sống mãi trong lòng những người yêu thơ nhiều thế hệ.
Xin mượn bài thơ của một người yêu thích T.T.Kh để kết thúc bài viết này:
Nhớ “Hai sắc hoa ti gôn”
Cách đây mấy hôm, tôi có đọc trên báo điện tử vietnamnet bài viết của tác giả Ngọc Trang – Diệu Bình tựa đề: Giai nhân Hà Thành tiết lộ về tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”. Theo bài báo thì bà Viên Thị Thuận năm nay 94 tuổi, hiện ở tại con ngõ nhỏ Võ Thị Sáu, Hai Bà Trưng, Hà Nội, là bạn học với T.T.Kh - là tác giả của bài thơ trên. Trích đoạn bài báo:
“Giai nhân tiết lộ sự thật về tác giả bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn”
Bà Thuận cho biết, học sinh nữ từ các tỉnh miền Bắc về đây học tập, phần lớn là con gái gia đình trung lưu, có địa vị trong xã hội. Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Lý (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Người bạn này của bà được mệnh danh là hoa khôi trường Đồng Khánh, xinh đẹp, thông minh nhưng gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Bà Viên Thị Thuận chia sẻ: “Cũng có thể trong lòng bà ấy đã có ý trung nhân nào khác nhưng ở thời kỳ nữ quyền vừa bắt đầu những bước đi đầu tiên, vẫn mang nặng tư tưởng phong kiến thì việc dành tình cảm cho người con trai nào đó, dẫu “tình trong như đã, mặt ngoài còn e” là điều không thể. Nên khi phải về lấy chồng bà ấy rất buồn… Trước khi lấy chồng, bà Phạm Thị Lý đã sáng tác bài thơ ‘Hai sắc hoa ti gôn’ gửi đăng báo bằng bút danh TTKH, với mục đích giấu tên.
Bà không ngờ được bài thơ mình sáng tác trong cái giây phút ngẫu hứng lại trở nên nổi tiếng cho đến ngày nay. Hôm đó, bà Lý cùng tôi đến tòa soạn gửi bài thơ rồi đi thẳng nên chẳng ai tìm được tác giả”.
Bà Thuận cũng cho biết thêm: “Trước khi gửi đăng báo, bà Lý từng đọc cho các bạn trong lớp nghe…”.
Sau này, rất nhiều giả thiết được đưa ra để xác định tác giả thực sự nhưng đều dừng lại ở mức độ nghi vấn, vì tác giả bài thơ chưa bao giờ lên tiếng xác nhận.
Hình như, dù là cuộc hôn nhân “ép buộc” nhưng cuộc đời bà lại vô cùng hạnh phúc. Có thể vì thế, những cảm xúc đầu đời cùng bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” được bà Lý cất gọn trong kí ức.
Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80. Và, tác giả của một bài thơ nổi tiếng giờ vẫn là bí ẩn trong văn đàn. (Hết trích)
Những người yêu thơ đều biết T.T.Kh là một câu chuyện chưa từng có trong lịch sử văn chương, về một thi sĩ bí ẩn tung lên thi đàn mấy bài thơ tình tuyệt tác làm ngẩn ngơ đọc giả rồi lặng lẽ biến mất trong sự bàng hoàng sửng sốt của người yêu thơ.
Bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” đăng ngày 23-9-1937 trên báo Tiểu thuyết thứ bảy đến nay đã 80 năm. Rất nhiều người tìm cách vén lên bức màn bí ẩn của câu chuyện. Tác giả Trần Đình Thu có loạt bài trên báo Thanh Niên những ngày cuối tháng 10-2005 tựa đề: “Đi tìm tác giả bí ẩn T.T.Kh” nhưng cũng chỉ nêu lên những giả định. Còn người yêu thơ vẫn luôn khát khao được biết sự thật : T.T.Kh là ai và trong tình huống nào mà sáng tác nên những áng thơ tình đặc sắc như vậy?
Nay đã có người xác nhận tác giả thật sự của những bài thơ kia thì thỏa lòng các nhà sưu tầm và đọc giả quá rồi còn gì! Một trang web sốt sắng tải nguyên si bài viết (xem tại đây) https://hoatienquan.wordpress.com/…/giai-nhan-ha-thanh-tie…/
Còn tôi thì viết bài “Đã tìm được tác giả bài thơ Hai sắc hoa ti gôn” định đưa lên trang Văn Thi Sỹ “khoe” cùng các bạn trong nhóm. Cẩn thận, tôi kiểm tra lại theo đường link địa chỉ bài báo để minh chứng là nói có sách. Nhưng có lẽ phóng viên báo muốn chơi nổi, giật tít câu view, nhét chữ vào mồm bà Thuận nên bị dư luận hoặc bà Thuận phản ứng hay sao ấy? Bài báo đã gỡ bỏ đoạn trích trên, chỉnh lại tựa và sửa đoạn văn ngắn gọn như sau (trích):
Vào thời gian bà Thuận học năm 3 ở trường Đồng Khánh, có người bạn rất xinh đẹp, tên là Phạm Thị Sứ (SN 1922, quê ở Phủ Lý).
Gia đình muốn bà lấy một người chồng bà không có tình cảm. Vốn có tâm hồn đa sầu, đa cảm nên khi phải lấy người mình không yêu, bà rất buồn bã.
Trước khi về lấy chồng, ngày chia tay các bạn, bà bịn rịn hồi lâu rồi đọc bài thơ “Hai sắc hoa ti gôn” để bày tỏ nỗi niềm của mình về một cuộc hôn nhân không có tình yêu.
Dù là cuộc hôn nhân qua mai mối nhưng dường như cuộc đời bà Sứ lại vô cùng hạnh phúc. Vợ chồng bà sinh được 10 người con, sau này bà theo chồng sang Mỹ định cư và mất ở tuổi 80.
Nguồn tại đây http://vietnamnet.vn/…/nu-sinh-dong-khanh-noi-ve-bai-tho-ha…
Qua đó mới thấy một số người viết báo bây giờ thiếu trách nhiệm với người đọc. Và người đọc nếu hấp tấp chia sẻ mà không kiểm chứng thông tin đôi khi vô tình tiếp tay loan truyền thông tin thất thiệt. Đây cũng là bài học cho thói hóng hớt của tôi.
Thôi thì… tám mươi năm qua kể từ ngày bài thơ Hai sắc hoa ti gôn xuất hiện trên văn đàn, bút danh T.T.Kh đã không muốn tiết lộ danh phận thì hãy để tác giả bài thơ này được bình yên trong cõi thơ!
(Giai thoại về sự ra đời của bài thơ Hai sắc hoa ti gôn, tôi đã sưu tầm tổng hợp đăng trên Zing Blog. Bây giờ chuyển về tại đâyhttp://chitrungngo.blogspot.com/…/giai-thoai-ve-bai-tho-hai…).
Đây là một trong những bài thơ hay ở buổi ban đầu của một thời thơ mới và bài thơ sẽ còn sống mãi trong lòng những người yêu thơ nhiều thế hệ.
Xin mượn bài thơ của một người yêu thích T.T.Kh để kết thúc bài viết này:
Nhớ “Hai sắc hoa ti gôn”
Chiều nay đọc lại bài thơ cũ
“Hai sắc ti gôn” luống ngậm ngùi
Người ở nơi nao còn để lại
Đi cùng năm tháng áng thơ rơi…?!
“Hai sắc ti gôn” luống ngậm ngùi
Người ở nơi nao còn để lại
Đi cùng năm tháng áng thơ rơi…?!
Nhớ một mùa Thu, nhớ một chiều
Thương người con gái chớm thương yêu
Tình thơ trong sáng hồn trong trắng
Đâu biết ngày mai sẽ khổ nhiều.
Thương người con gái chớm thương yêu
Tình thơ trong sáng hồn trong trắng
Đâu biết ngày mai sẽ khổ nhiều.
Đã mấy mươi năm, đã mấy mùa
Người thơ năm cũ đã về chưa
Vườn Thanh ngày ấy còn không nhỉ
Hai sắc ti gôn… Một mùa xưa…?!
Hạ Trắng
Người thơ năm cũ đã về chưa
Vườn Thanh ngày ấy còn không nhỉ
Hai sắc ti gôn… Một mùa xưa…?!
Hạ Trắng
Ngô Chí Trung
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét